1. Mã số, mã vạch là gì?
Mã vạch (Barcode) theo định nghĩa là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Và bên dưới mã vạch là dãy mã số tương ứng.
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 15/VBHN-BKHCN của Bộ Khoa học Công nghệ về việc ban hành “quy định về việc cấp, sử dụng và quản lý mã số mã vạch” theo đó “Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.” Còn “Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.”
Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt. Mã vạch thể hiện các thông tin về sản phẩm như: Nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…
Mỗi sản phẩm chỉ mang một mã vạch duy nhất mà không bao giờ thay đổi. Đối với mã số: Cấu trúc của mã số thương phẩm toàn cầu loại thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam là mã GTIN 13 gồm 13 chữ số. Khi đọc mã số này chúng ta đọc từ trái sang phải theo thứ tự sau:
- Ba chữ số đầu tiên 893 thể hiện Mã quốc gia GS1 do Tổ chức GS1 quản trị và cấp cho Việt Nam;
- Bốn, năm, sáu hoặc bảy chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định doanh nghiệp do GS1 Việt Nam quản trị và cấp cho tổ chức sử dụng mã số GS1;
- Năm hoặc bốn hoặc ba hoặc hai chữ số tiếp theo thể hiện Số phân định vật phẩm do tổ chức sử dụng mã số GS1 quản trị và cấp cho các vật phẩm của mình;
- Chữ số cuối cùng thể hiện Số kiểm tra (được tính từ mười hai chữ số đứng trước theo thuật toán xác định của GS1).
2. Tại sao nên đăng ký mã số, mã vạch?
Mã số mã vạch đã không còn xa lạ với người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Khi mà chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể tra cứu được mã số, mã vạch. Mã số, mã vạch là một biểu tượng và con số xuất hiện trên hàng hóa sản phẩm của doanh nghiệp được bày bán tại siêu thị, tạp hóa hay để xuất khẩu để tra cứu được nguồn gốc của hàng hóa.
Với sự hiểu biết và quan tâm đến chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng như hiện nay thì một sản phẩm có mã vạch, có thể tra cứu được là sản phẩm được ưu tiên lựa chọn hơn so với các sản phẩm khác cùng loại nhưng không có mã vạch.
Trong cơ chế thị trường đa dạng sản phẩm thì đăng ký mã số mã vạch là không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, bảo vệ các sản phẩm của doanh nghiệp khỏi hàng nhái, hàng kém chất lượng, xây dựng uy tín và niềm tin nơi khách hàng sử dụng. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận nhiệu thị trường lớn, chuyên nghiệp hơn.
3. Hồ sơ đăng ký mã số, mã vạch
Thành phần hồ sơ
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
- 02 Bản đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN theo mẫu quy định
- 02 Bản đăng ký sử dụng MSMV (theo mẫu quy định) đã điền đủ thông tin, có chữ ký của người đứng đầu và con dấu
4. Quy trình đăng ký
- Doanh nghiệp cần nộp bộ hồ sơ với đầy đủ các giấy tờ có liên quan như trên về Tổng cục Đo lường Tiêu chuẩn Chất lượng (GS1 Việt Nam).
- Hồ sơ được tiếp nhận và kết quả giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch sẽ được trả về sau 20 ngày (kể từ ngày nhận hồ sơ).
- Sau khi được cấp mã số mã vạch, quý khách hàng cần thường xuyên cập nhật, khai báo các thông tin sản phẩm sử dụng mã số mã vạch và khai thác các tính năng khác trên ứng dụng quản lý thông tin sử dụng mã số mã vạch quốc gia (IDD) tại website idd.
- Nếu doanh nghiệp không cập nhật thì sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ không được hiển thị trên phần mềm quét mã số mã vạch trên điện thoại di động.
Quý vị có nhu cầu đăng ký mã số, mã vạch, hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tốt nhất.